Trong khi hàng trăm người đổ xuống đường phố Washington D.C. biểu tình hôm 29/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chui xuống hầm trú ẩn bên dưới N
hà Trắng.
Cái chết của một người đàn ông da đen tên George Floyd sau khi bị cảnh sát ghì cổ tại bang Minnesota ngày 25/5 đã tạo nên làn sóng phản ứng dữ dội, với
những cuộc biểu tình trải dài khắp nước Mỹ.
Trong khi hàng trăm người biểu tình tụ tập bên ngoài N
hà Trắng, Tổng thống Trump đã nhanh chóng được hộ tống vào hầm trú ẩn và ở dưới đó trong khoảng một tiếng đồng hồ, New York Times dẫn thông tin từ các quan chức thân cận.
Dù không có hình ảnh về hoạt động của ông Trump dưới hầm trú ẩn, một số tư liệu đã ghi lại khung cảnh dưới hầm trong lần gần nhất mà nó được sử dụng, ngày 11/9/2001.
Hầm trú ẩn của Tổng thống được sử dụng khi nước Mỹ bị khủng
bố ngày 11/9/2001. Ảnh: Lưu trữ Quốc gia Mỹ.
Nơi bảo vệ Tổng thống và gia đình
Hầm trú ẩn này có tên Trung tâm Hoạt động Khẩn cấp của Tổng thống (PEOC), được xây dựng từ
những năm 1940 trong Thế chiến II dưới thời Tổng thống Franklin Delano Roosevelt, đề phòng trường hợp Đức tấn công bất ngờ vào Washington D.C.
Harry Truman, vị Tổng thống kế nhiệm ông Roosevelt đã cho tu sửa N
hà Trắng vào năm 1948, mở rộng hầm trú ẩn này. Thiết kế của căn hầm rất kiên cố để bảo vệ Tổng thống và các quan chức, bên trong là
những thiết bị liên lạc bí mật.
Dù được nâng cấp nhiều lần về công nghệ, căn hầm chưa từng được sử dụng đúng mục đích cho đến vụ khủng
bố ngày 11/9/2001. Không có dấu hiệu cho thấy nó được sử dụng lại cho đến ngày 29/5 vừa qua. Dù có nhiều cuộc biểu tình lớn trong suốt nhiệm kỳ, Tổng thống Barack Obama chưa từng sử dụng căn hầm này.
Theo Gizmodo, một số tin đồn cho biết căn hầm đã được nâng cấp vào khoảng năm 2010-2012. Cũng trong năm 2010, hình ảnh một công trường bên trong N
hà Trắng đư?
??c đăng tải khiến giới truyền thông tò mò. Số tiền cho dự án này đư?
??c đồn đại là 375 triệu USD.
Năm 2015 và 2016, hình ảnh căn hầm đã được Lưu trữ Quốc gia Mỹ đăng tải, cho thấy các nhân
viên làm việc bên trong sau khi chiếc máy bay thứ 2 đâm vào tháp đôi World Trade Center tại New York, một chiếc khác đâm vào Lầu Năm Góc ở Washington D.C. ngày 11/9/2001.
Một số nhân
viên N
hà Trắng làm việc dưới hầm ngày 11/9/2001. Ảnh: Lưu trữ Quốc gia Mỹ.
Căn hầm đư?
??c đặt bên dưới cánh phía Đông của N
hà Trắng. Tại thời điểm vụ khủng
bố xảy ra, Tổng thống đương nhiệm George W. Bush đang ở Florida, một số nhân vật ngồi dưới hầm có mặt trong ảnh trên gồm Cố vấn An ninh Quốc gia Condoleeza Rice, Phó tổng thống Dick Cheney...
Trong cuốn sách Test by Fire: The War Presidency of George W. Bush phát hành năm 2008, tác giả Robert Swansbrough ghi rằng ông Cheney đã được các nhân
viên Sở Mật vụ "nâng và mang xuống hầm theo nghĩa đen" sau khi biết tin vụ tấn công tại World Trade Center là khủng bố. Các nhân
viên Mật vụ lo rằng một chiếc máy bay tương tự có thể đâm vào N
hà Trắng.
Không chỉ Tổng thống mà
những thành
viên gia đình cũng có thể được hộ tống xuống hầm. Ngày 11/9/2001, Đệ nhất phu nhân Laura Bush đã đư?
??c đưa xuống hầm dù chồng bà không có mặt ở N
hà Trắng lúc đó.
Trước ngày 29/5, lần cuối cùng hầm trú ẩn Tổng thống được sử dụng là trong cuộc khủng
bố ngày 11/9/2001. Ảnh: Lưu trữ Quốc gia Mỹ.
Biểu tình tại Mỹ khiến ông Trump xuống hầm
Chưa rõ Tổng thống Trump có được "bê" xuống hầm hôm 29/5 vừa qua không. Ông nặng khoảng 108 kg, vậy nên sẽ cần nhiều nhân
viên Mật vụ thực hiện nhiệm vụ này (nếu có).
Theo CNN, Đệ nhất phu nhân Melania Trump và con trai Barron có thể đã đư?
??c đưa xuống hầm trú ẩn hôm 29/5. Chưa rõ có nhân
viên nào của ông Trump xuống đó hay không.
Sau khi ra khỏi hầm, ông Trump đã đăng hàng loạt bài viết lên Twitter, đe dọa gọi "antifa" là tổ chức khủng bố. Antifa, viết tắt của anti-fascist (chống phát xít), là phong trào lãnh đạo của
những người chống chủ nghĩa phát xít nhằm đạt mục tiêu chính trị.
Trong tuần qua, cái chết của Floyd khiến cả nước Mỹ chấn động, gây ra làn sóng phẫn nộ chống lại phân biệt chủng tộc. Tại New York, Philadelphia, Los Angeles hay Atlanta, các cuộc biểu tình ôn hoà trở nên bạo lực hơn vào tối 30/5 (giờ địa phương). Nhiều người đột nhập vào các cửa hàng và lấy trộm đồ, tham gia đốt xe cảnh sát.
Trước đó vào 29/5, N
hà Trắng đã bị phong tỏa trong bối cảnh người biểu tình đổ đến đại lộ Pennsylvania và công
viên Lafayette ở thủ đô Washington D.C.
Cánh cửa phòng họp của N
hà Trắng, nơi có văn phòng dành cho phóng viên, cũng bị khóa và các nhân
viên Mật vụ không cho bất cứ ai rời khỏi khu vực N
hà Trắng, theo CNN. Có nhiều nhân
viên của các kênh truyền thông nhưng họ đã bị giải tán và đưa trở vào phòng họp báo của N
hà Trắng.
(Theo Zing)
Bạo loạn ở Mỹ, dòng người vào Apple Store đập phá, vét sạch iPhone
Nhóm người quá khích đã phá hoại các Apple Store tại Mỹ sau vụ việc một người da đen bị cảnh sát đè chết.
Sony, Google, EA hoãn sự kiện quan trọng do căng thẳng leo thang ở Mỹ
Làn sóng biểu tình của cộng đồng người Mỹ gốc châu Phi tiếp tục lan rộng sau cái chết của George Floyd, khiến nhiều sự kiện công nghệ dù tổ chức online nhưng vẫn bị ảnh hưởng.
Nguồn bài viết : GAME NHANH